Làm thế nào để loại bỏ tính đố kỵ của trẻ từ nhỏ

Vì vậy, cha mẹ nên giúp các bé có được sự tự tin và tự hào về những gì mình đang có.
khac-phuc-tinh-do-ky-cua-tre-05
So với người lớn, cảm giác ghen tị của trẻ con có những biểu hiện rõ ràng hơn. Trẻ có thể cảm thấy tủi thân, đố kỵ hoặc bất bình khi nhận thấy bạn bè có gì đó hơn mình.

Trong nhiều trường hợp, tính ghen tỵ cũng không hoàn toàn là xấu. Ghen tỵ giúp trẻ phấn đấu trong học tập, biết tôn trọng người khác, có ý chí tiến thủ và khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ sẽ nhận biết được mình thiếu điều gì và phải phấn đấu để sống tốt hơn.

Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt. Nếu thường xuyên ghen ghét bạn bè mà không chịu phấn đấu, trẻ sẽ ngày càng trở nên hẹp hòi, ích kỷ, thậm chí còn coi thường người khác.

Vậy làm sao để giúp trẻ loại bỏ những tâm lý ghen tỵ tiêu cực?

1. Giữ không khí công bằng, dân chủ trong gia đình

Đứa trẻ nào cũng mong muốn nhận được toàn bộ tình yêu thương của cha mẹ, vì thế bạn đừng bao giờ ngạc nhiên khi con gái lớn của mình bảo “Mẹ vứt em đi để bế con”.

Để giải quyết vấn đề này, các bậc cha mẹ cần duy trì không khí gia đình luôn vui vẻ, giúp trẻ hiểu rằng tình yêu thương của cha mẹ chia đều cho các con và không thiên vị ai cả. Khi hiểu được điều này, trẻ sẽ biết yêu thương lẫn nhau và không cảm thấy ấm ức vì cha mẹ có tâm lý thiên vị.

Nếu cha mẹ thấy con mình có tâm lý đố kỵ mà lại đi quát mắng sẽ càng khiến trẻ bức xúc và chán ghét gia đình.

2. Không để bé nhìn chằm chằm vào người khác

Sẽ có những lúc trẻ nhìn chằm chằm vào bạn của mình và thắc mắc “Tại sao mình lại không giỏi đánh đàn, tại sao mình lại không xinh như bạn ấy?”

Những lúc như vậy, cha mẹ cần tinh ý phát hiện ra và nhanh chóng chuyển hướng chú ý của trẻ. Nhận thấy điều con đang suy nghĩ, hãy giúp con giải tỏa, để con hiểu rằng thay vì đố kỵ với bạn, con hãy cố gắng để được bằng bạn.

3. Giúp con tự tin hơn

Thiếu tự tin chính là điểm yếu của trẻ. Điều đó dễ dàng kích thích sự ghen tỵ trong con người trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên giúp các bé có được sự tự tin và tự hào về những gì mình đang có.

Nếu trẻ có khả năng hội họa, hãy giúp con phát triển điểm mạnh đó. Nếu con yêu thích âm nhạc, cha mẹ cũng hãy khuyến khích con. Khi con có được một sự tiến bộ dù nhỏ, người lớn cũng nên cổ vũ và tỏ ra rằng mình đang rất tự hào.

Các chuyên gia chỉ ra rằng khi trẻ cảm thấy tự hào thì khả năng tiếp thu sẽ cao hơn. Điều này có thể giúp trẻ vượt qua sự tự ti của bản thân và không còn tâm lý đố kỵ.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *