Ảhh hưởng của strees tới khả năng thụ thai

Tìm một nơi yên tĩnh, nằm tựa đầu cho thoải mái, nhắm mắt lại và hình dung là bạn đang ở một nơi thật tĩnh lặng.

High angle view of a sleepy young woman suffering from headache with eyes closed in bed at home

Nếu bạn cảm thấy phấn khích và tràn đầy tự tin, nhiệt huyết với cuộc sống này thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang trải nghiệm những mặt tích cực của chứng stress. Tuy nhiên, quá nhiều stress sẽ gây ra những khó chịu, ảnh hưởng không tốt tới trí não và cơ thể bạn, đặc biệt nó không hề thuận lợi cho bạn nếu bạn có ý định thụ thai.

Ảnh hưởng của stress thái quá đến cơ thể

Stress thái quá biểu hiện ở nhiều triệu chứng trên khắp vùng của cơ thể bạn. Phổ biến nhất là:

– Stress gây nhức đầu do căng thẳng, gây cứng cơ bắp vùng cổ, mặt và tình trạng đau nhức ở sống lưng. Sự căng thẳng cũng làm ảnh hưởng đến khẩu vị của bạn, gây nên các chứng đau bao tử và khó tiêu. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, stress có thể gây nên hội chứng kích thích ruột và bao tử hoặc loét tá tràng.

– Stress cấp tính làm tăng nhịp tim và huyết áp.

– Stress mãn tính tăng cảm giác mệt mỏi và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Nước da những người bị stress nặng thường nhợt nhạt, cảm giác ngứa ngáy, có thể còn xuất hiện nhiều mảng đỏ, tấy. Tóc mất đi sự bóng mượt và có thể bị rụng.

– Ngoài ra, stress có thể còn dẫn đến tình trạng tâm thần u uất, khó ngủ.

– Một điều mà tất cả các phụ nữ dự định mang thai cần phải biết đó là stress làm giảm ham muốn tình dục của cả hai vợ chồng và có thể ảnh hưởng tới . Một phụ nữ bị stress nặng có thể gây ảnh hưởng tới hiện tượng phóng noãn, còn ở nam giới stress cũng làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và chất lượng tinh trùng. Bên cạnh đó, stress có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn tâm lý đáng sợ, đó là việc không có thai sẽ tạo ra stress và stress lại tăng khó khăn cho việc thụ thai.

Bạn có bị stress không?

Cách sống và những phản ứng của bạn đối với các tính huống diễn ra thường ngày sẽ tác động tới mức độ stress của bạn. Hãy xem xét lại khối lượng công việc bạn đang phải đương đầu ở cơ quan, ví dụ như bạn đang thấy khó dứt mình khỏi công việc, hoặc bạn cảm thấy có lỗi nếu phải nghỉ đôi, ba ngày phép thì điều đó có nghĩa stress bạn đang chịu đựng là do công việc.

Ban đêm, bạn ngủ không ngon và luôn trằn trọc lo nghĩ về công việc, cuộc sống, gia đình, tiền bạc và nhiều vấn đề khác nữa? Đó có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang bị stress. Nhìn chung, những người bị stress cảm thấy không được khoẻ mạnh và dễ nổi nóng. Đôi khi phải nhờ vào rượu và các chất gây nghiện khác để giải khuây.

Làm giảm stress

Nếu thấy tình trạng của bạn quá nghiêm trọng, bạn nên đi khám chuyên khoa và điều trị ngay trước khi thụ thai. Thông thường, bạn có thế thực hiện theo hướng dẫn sau để làm giảm stress cho bản thân:

– Xác định nguyên nhân gây nên tình trạng stress của bạn

Nếu bạn gánh vác quá nhiều công việc ở nơi làm việc hay ở nhà thì bạn hãy tìm cách giảm tải gánh nặng này như: chia sẻ công việc với mọi người, lên thứ tự ưu tiên các công việc cần thực hiện, đánh dấu công việc đã làm xong. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy đã hoàn thành tốt các công việc và đem lại cảm giác bạn đang xử lí công việc mang lại hiệu quả nhất.

– Hãy dành cho mình khoảng thời gian và cách nghỉ ngơi hợp lí

Bạn có thể nằm thư giãn trong bồn tắm ấm áp, hoặc thoải mái dưới vòi hoa sen mát lạnh. Dành thời gian để nghe nhạc hoặc làm những việc mà bạn thích như chơi thể thao hay đi dạo…

– Hãy chia sẻ tâm tư với mọi người xung quanh

Bạn có thể chia sẻ với người bạn đời của mình, còn nếu bạn không muốn tăng thêm lo âu cho người bạn đời của mình thì hãy tâm sự điều đó với một người bạn thân, người thường hay lắng nghe bạn và cho bạn những lời khuyên hữu ích hoặc nhà tham vấn tâm lý… để tìm lời khuyên hợp lí và sự giúp đỡ cần thiết.

– Cách thư giãn toàn thân

Mỗi ngày một lần bạn nên dành 10 phút hoặc hơn để tập trung vào việc thư giãn. Tìm một nơi yên tĩnh, nằm tựa đầu cho thoải mái, nhắm mắt lại và hình dung là bạn đang ở một nơi thật tĩnh lặng.

Co và sau đó thả lỏng từng bộ phận của cơ thể: Bắt đầu từ ngón chân, căng các ngón chân trong 4 nhịp đếm, sau đó thả lỏng. Di chuyển lên trên, qua bắp chân, đùi, thân trên rồi tới đỉnh đầu và đừng quên các ngón tay của bạn. Cứ nằm yên như thế, thả lỏng toàn bộ cơ bắp và sau đó lặp lại bài tập với bất cứ vùng nào bạn còn thấy căng thẳng trên cơ thể.

Trong khi thực hành các thao tác đó, vẫn hướng suy nghĩ và hình ảnh tưởng tượng của bạn – mục đích là để ngăn không cho dòng suy tư thâm nhập vào tâm trí khiến bạn sao nhãng. Hãy để cảm giác bình an tràn ngập tâm hồn, thể xác và tâm trí bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *