Những bước cần chuẩn bị trước khi mang thai

Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung canxi ở thời kỳ này. Tốt nhất là bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn đề uống đúng liều lượng cần thiết.
thu-thai-3-ke-hoach-mang-thai2
Để có được những em bé như mong đợi, các cặp vợ chồng phải có kế hoạch kỹ càng cho việc thụ thai. Thụ thai vào lúc vợ chồng khỏe mạnh, tình cảm hạnh phúc nhất, khí hậu thích hợp, vật chất đầy đủ… là điều kiện tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Việc kiểm tra sức khỏe trước khi thụ thai của cả vợ và chồng có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của người mẹ và em bé. Thông qua việc kiểm tra sức khỏe và tìm hiểu những thông tin về lịch sử bệnh lý của cả vợ và chồng, bác sỹ sẽ có những đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe sinh sản của cả vợ và chồng, khả năng thụ thai và sinh con, những trường hợp nên và không nên mang thai, những trường hợp cần phải được theo dõi trong quá trình mang thai… và cả những tư vấn cần thiết để thụ thai thành công.

Ghi lại kỳ kinh

Việc ghi lại kỳ kinh của mình sẽ giúp bạn có thể tính được tuổi thai và ngày dự sinh. Xác định tuổi thai rất quan trọng trong các xét nghiệm, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu và cách điều trị trong quá trình mang thai.

Kiểm tra biện pháp tránh thai

Phụ nữ uống thuốc tránh thai dài ngày phải ngừng uống trên 6 tháng mới được có thai, tránh ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Nếu đặt vòng tránh thai, sau khi tháo vòng ra thì cần phải đợi đến 2-3 kì kinh nguyệt ổn định trở lại mới nên có thai.

Tránh dùng các loại thuốc không cần thiết

Nếu vợ hoặc chồng đã uống hoặc tiêm một loại thuốc nào đó để chữa bệnh thì cần phải hỏi bác sĩ chuyên khoa xem có nguy hại đến thai nhi không? Nếu có, phải ngừng dùng thuốc 1 thời gian nhất định, rồi mới nên có thai.

Bỏ thói quen xấu

Nếu vợ hoặc chồng có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu… thì nên ngừng hẳn, vì nó rất có hại cho thai nhi. Đồng thời, các đồ uống có cafein như cà phê, trà, côcacôla cũng phải giảm hoặc ngừng.

Tránh làm việc ở môi trường độc hại

Trước khi có thai nửa năm, cả 2 vợ chồng không nên tiếp xúc với môi trường độc hại, các chất có hại, tránh tiếp xúc với các loại ô nhiễm như: nguồn nước, môi trường, nông dược, phóng xạ…

Tăng cường dinh dưỡng và khoáng chất

Cả 2 vợ chồng phải cần tăng thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm protein động vật. Đồng thời, bổ sung vitamin và khoáng chất cho người mẹ. Bắt đầu uống 1 viên vitamin có chứa 0,4mg (400mcg) axit folic/ngày trước khi mang bầu 3 tháng để giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung canxi ở thời kỳ này. Tốt nhất là bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn đề uống đúng liều lượng cần thiết.

Tránh mặc đồ lót chật

Đặc biệt là nam giới không nên mặc quần lót bó sát người, vì điều này ảnh hưởng bất lợi trong việc sản sinh ra tinh trùng và tuần hoàn huyết dịch ở bao tinh hoàn, quấy nhiễu công năng điều tiết nhiệt của bao tinh hoàn, do đó ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát dục bình thường của tinh trùng.

Rèn luyện thân thể

Cả hai nên rèn luyện thể dục khoảng 30 phút/ngày để duy trì và tăng cường sức khỏe. Việc này rất có lợi cho thai nhi sau này.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *