Điều cần chú ý về chứng lở miệng ở trẻ nhỏ

Nếu loét là do cọ vào một chiếc răng xù xì, bạn hãy đưa con bạn đi nha sĩ để mài nhẵn chiếc răng này.
lo-mieng-o-tre-em

Viêm loét miệng nói chung có nhiều nguyên nhân như stress, vi trùng, suy giảm miễn dịch, sang chấn… nhưng thường gặp là do virus và thiếu vi chất dinh dưỡng, hoặc có thể do sự kết hợp giữa các yếu tố trên. Bệnh thường gặp ở trẻ năm tuổi hoặc nhỏ hơn.

Nguyên nhân trẻ

Viêm loét miệng nói chung có nhiều nguyên nhân như stress, vi trùng, suy giảm miễn dịch, sang chấn… nhưng thường gặp là do virus và thiếu vi chất dinh dưỡng, hoặc có thể do sự kết hợp giữa các yếu tố trên.

Nhiễm trùng tai mũi họng, bệnh viêm họng hoặc mũi – hầu có thể gây lở miệng ở trẻ.

Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm tấy có nguồn gốc từ acid niflumique, căng thẳng tinh thần do tâm lý lo lắng thái quá trong các kỳ thi, bất hòa trong gia đình như cha mẹ ly dị… đều có thể dẫn đến bệnh.

Một số loại trái cây và thực phẩm như dâu tây, chuối, kiwi, đu đủ, dứa, quả hạch, đậu phộng, cam quýt, chocolate và phó mát có thể gây rối loạn cân bằng khoang miệng ở một số trẻ.

Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau khoảng một tuần lễ, sau giai đoạn trẻ cảm thấy đau nhức khó chịu từ 2 – 3 ngày.

Trẻ thường xuyên bị viêm loét miệng tái phát có thể là dạng loét áptơ. Các vết loét này xuất hiện nhiều ở môi, niêm mạc miệng, lưỡi và có khi ở amiđan. Bệnh kéo dài 7-10 ngày rồi tự khỏi, thường không để lại sẹo, nhưng rất hay tái phát và gây đau đớn.

Tình trạng tái phát có thể có một số yếu tố thuận lợi, hay còn được coi là nguyên nhân từ bên trong cơ thể, như tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.

Trẻ cũng có thể bị lở miệng do bị chấn thương.

Nhận biết

– Lở miệng có khuynh hướng phát triển tại những vị trí giữa lợi răng và môi, ngay phần đầu hoặc vành lưỡi, lợi răng, vòm miệng, cuống họng… Vết lở miệng có đường kính dưới khoảng 1cm, có trường hợp từ 1 – 3cm. Vết thương có màu vàng tươi được bao quanh vùng viêm tấy có màu đỏ, đặc biệt ở bên trong má.

– Những vùng nhỏ niêm mạc nhô lên, trắng tươi, làm đau ở bất kỳ chỗ nào trên lưỡi, trên nướu hoặc lớp niêm mạc lót khoang miệng.

– Những đốm trắng giống như rộp bên trong miệng, đôi khi có sốt đi kèm.

– Biếng ăn vì ăn thì đau miệng.

Lở miệng do chấn thương thì vết lớn hơn, và thường khởi đầu là một mảng đau bên trong má, có thể là sau tổn thương do răng cắn phải má hoặc do cọ xát vào một cái răng xù xì. Vết lở lớn lên thành một vết lõm màu vàng làm đau. Vết lở liền da rất chậm và dù có chữa trị thế nào đi chăng nữa, cũng mất 10 – 14 ngày mới lành hẳn. Những vết rộp trắng, làm đau ở vòm miệng, trên nướu răng và bên trong má có thể là hệ quả của một bệnh nhiễm trùng nguyên phát do siêu vi trùng mụn rộp. Những vết rộp trắng, giống như tàu hũ có thể là dấu hiệu nhiễm nấm đen (tưa).

Các vết lở miệng hiếm khi nghiêm trọng, nhưng vì chúng làm đau nên chúng có thể gây trở ngại cho việc ăn uống của con bạn.

Chăm sóc và điều trị

Nếu con bạn kêu có một vết đau ở miệng hay lưỡi, bạn hãy kiểm tra xem có vùng nào đau không.

Nếu vết loét lớn và ở bên trong má, bạn hãy kiểm tra xem có chiếc răng nào xù xì có thể đã cọ vào niêm mạc má và gây tổn thương.

Nếu các vết loét giống như những bợn trắng, bạn hãy thử chùi chúng đi bằng một chiếc khăn tay. Nếu chùi như vậy để lại những mảng đỏ tươi, các vết loét có thể là do đẹn (tưa) gây nên.

Hãy dùng đầu ngón tay thoa một loại thạch sát trùng hoặc Glycerin lên các vết loét, hoặc cho con bạn uống paracetamol nước.

Trong trường hợp em bé của bạn đang bú bình mà có một vết loét do chấn thương trên vòm miệng, bạn hãy kiểm tra núm vú cao su. Núm vú này có thể cứng quá đối với cái miệng non nớt của em bé.

Lưu ý

Hãy làm cho thức ăn hóa lỏng để bớt phải nhai, trong thời gian các vết loét còn làm cho rất đau. Hãy cho cháu hút bằng một cái ống hút, nếu cháu thích.

Tránh cho trẻ ăn bất cứ thức ăn mặn hay chua nào. Thức ăn này sẽ làm cho con bạn đau. Tốt nhất là cho ăn cà rem cây và những thức ăn nào nhuyễn và vị nhạt.

Không để trẻ cắn phải môi hay má. Như vậy có thể dẫn tới tổn thương lớp niêm mạc lót miệng và môi, và đôi khi dẫn tới lở loét.

Nên đưa trẻ đến bác sĩ khi nào

Đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu các vết loét làm cho em bé đau nhiều, hoặc nếu cách chữa trị tại nhà không làm trẻ bớt đau.

Nếu con bạn cứ bị lở miệng lặp đi lặp lại, bác sĩ sẽ giới thiệu cháu đi bệnh viện để thử máu xem có nguyên do nào bên trong không, ngoài căng thẳng ra.

Nếu loét là do cọ vào một chiếc răng xù xì, bạn hãy đưa con bạn đi nha sĩ để mài nhẵn chiếc răng này.

Phòng bệnh và biến chứng

– Để phòng bệnh, luôn chải răng cho trẻ sạch sẽ đồng thời chú ý chọn loại bàn chải lông mềm dành riêng cho trẻ và thường xuyên thay bàn chải mới đề phòng gây tổn thương cho lợi răng.

– Giữ bàn tay của trẻ luôn sạch sẽ

– Cho trẻ súc miệng nước muối pha loãng, ấm, nhiều lần trong ngày. Hoặc bạn có thể cho trẻ dùng huyết thanh có chứa thành phần natri carbonatre 14%. Cách này giúp đề phòng những biến chứng có thể xảy ra do lở miệng. Nếu bệnh có khuynh hướng phát tán trong miệng, bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ vì lở miệng ở trẻ có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *