Trẻ từ 9 tới 12 tháng phát triển cảm xúc thế nào?

Nếu bé đang đứng trước gương, bé sẽ cố vỗ vào hình ảnh mình trong gương như thể đó là một đứa trẻ khác.
818su-phat-trien-cam-xuc-o-tre-912-thang
Từ 9 tháng trở đi, bé thích được chơi các trò vui nhộn và lúc này khả năng ngôn ngữ, óc hài hước, cử chỉ… của bé cũng đã phát triển, vì thế bé đã bộc lộ rõ cá tính của mình.

Mối quan hệ với cha mẹ

9 tháng, bé đã hiểu rõ về sự hiện hữu của mỗi người trong gia đình. Bé đã hiểu được ai là người quan trọng nhất đối với bé, ngay cả khi người đó không có mặt thường xuyên bên cạnh bé. Điều này sẽ làm cho các bà mẹ yên tâm hơn, khi đi làm trở lại. Nhưng, trước khi rời xa bé để đi làm, bạn nên chào tạm biệt và nói cho bé biết: buổi chiều mẹ sẽ về với con…

Lúc đầu, có thể bé sẽ không hiểu “buổi chiều” là gì, song dần dần bé sẽ hiểu. Điều quan trọng là, bé nhận ra bạn giữ đúng lời hứa đối với bé.

Bé còn có thể rụt rè khi gặp người lạ cho đến khi được 12 tháng tuổi. Khi có mặt người lạ, có thể bé muốn có bạn ở bên cạnh, đây là bằng chứng cho thấy bé quấn quýt đối với bạn.

Nhìn chung, từ 9 tháng tuổi trở đi, bé sẽ dần quấn quýt với bạn hơn, đặc biệt là khi bé mệt hay la khóc. Khi bé chơi với các bạn, bé thích thú bò xung quanh khi có bạn ngồi gần đó.

Mối quan hệ với những người xung quanh

Từ 9 tháng tuổi trở đi, bé rất thích chơi chung với những bạn bè cùng trang lứa. Bé còn quá nhỏ để chia sẻ đồ chơi với nhau, nhưng bạn có thể giúp bé phát triển tính hoà đồng với mọi người, bằng cách dạy cho bé hiểu nguyên tắc căn bản lúc chơi là: phải biết chờ đến lượt mình mới được chơi.

Nói chung, bé gái thường thích chơi với khuôn mặt người và thích đi dạo bên ngoài hơn so với bé trai. Lúc được 12 tháng, bé gái đã có biểu lộ cảm xúc thông cảm với nỗi buồn của người khác, như biểu lộ vẻ mặt buồn bã, phát ra những âm thanh đồng cảm, thậm chí có hành vi xoa dịu, như tiến đến gần kề, thậm chí vuốt ve nữa.

Tuy nhiên, dù là bé trai hay gái, bạn cũng nên cho bé tiếp xúc với những trẻ khác, kể cả với những bé lớn tuổi hơn để bé có sự giao tiếp tốt hơn về mặt xã hội.

Ngôn ngữ cơ thể

Trong thời gian này, bé vẫn còn tiếp tục sử dụng ngôn ngữ của cơ thể để bày tỏ cảm xúc. Lúc 9 tháng, bé đã biết quay mặt ra chỗ khác, lắc đầu, dậm chân, hoặc đá chân để diễn tả chính xác những gì bé muốn qua những ngôn ngữ cơ thể.

Óc hài hước

Từ 9 tháng tuổi, bé thể hiện rõ tính thích đùa của mình. Bé thường thích cù lét ở nách, hay ở bụng. Bé cũng thích trò chơi “ú oà” từ lúc 10 tháng, bé tỏ ra rất thích với trò buông rơi đồ vật để bạn nhặt giúp cho bé.

Bé sẽ nhanh chóng biết cách làm cho bạn cười. Nếu bạn cười khi bé làm gì đó, thì bé sẽ tiếp tục làm. “Khán giả” càng cười vui nồng nhiệt thì bé lại càng “biểu diễn” hăng hái hơn.

Lúc được 11 tháng, óc hài hước của bé đã phát triển rõ rệt. Bé có thể cười rất to và rất lâu. Khi bạn hát cho bé nghe một bài đồng dao mà bé thích, đặc biệt thỉnh thoảng bạn thay đổi vài chữ trong bài đồng dao đó. Bé đặc biệt thích thú khi xem bạn biểu diễn một trò gì đó cho bé xem một cách vui nhộn, khiến bé buồn cười, ví dụ: như bạn để cái gì đó trên đầu, rồi đi đi lại lại trước mặt bé.

Phát triển sự tự nhận thức bản thân

Lúc được 9 tháng tuổi, bé đã có thể nhìn thấy bóng của mình ở trong gương, nhưng bé vẫn chưa nhận biết được đó là hình ảnh của chính bản thân mình. Nếu bé đang đứng trước gương, bé sẽ cố vỗ vào hình ảnh mình trong gương như thể đó là một đứa trẻ khác.

Khả năng nhận thức về bản thân của bé ngày càng tăng, và chẳng bao lâu sau bé sẽ nhận ra rằng, hình ảnh trong gương chính là bản thân mình. Tuy nhiên điều này thường chỉ xảy ra với trẻ ở 12 tháng.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *